Dai là gì? (DAI)
Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
Là loại tiền điện tử phi tập trung đầu tiên được hỗ trợ bằng tài sản thế chấp, DAI là tài sản mã hóa hướng tới duy trì giá trị 1:1 ổn định với đồng đô la Mỹ bằng cách ràng buộc các tài sản mã hóa khác trong hợp đồng.
Điều này nghĩa là nếu như các loại tiền điện tử được hỗ trợ bằng tài sản khác có thể do công ty vì lợi nhuận phát hành thì DAI là sản phẩm của phần mềm mã nguồn mở Maker Protocol – ứng dụng phi tập trung chạy trên blockchain Ethereum.
Do đó, DAI duy trì giá trị không phải nhờ sự đảm bảo từ số đô la Mỹ được lưu ký tại một công ty, mà bằng cách sử dụng nợ có thế chấp được định giá bằng ether (ETH) – loại tiền điện tử của Ethereum.
Nếu bạn không quen thuộc với khái niệm này thì khoản vay có thế chấp là cách để người vay bảo đảm khoản vay bằng tài sản mà họ sở hữu. Trước đây, những khoản vay này có lãi suất thấp hơn khoản vay không được bảo đảm vì sẽ cho phép người cho vay tịch thu và bán tài sản người vay không thể trả khoản vay đó.
Thông qua hợp đồng thông minh chạy trên Ethereum, Maker Protocol cho phép người vay khóa ETH và các tài sản mã hóa khác để thế chấp những tài sản này nhằm tạo token DAI mới dưới hình thức khoản vay.
Nếu muốn lấy lại ETH đã khóa, người đi vay sẽ phải trả lại số DAI trên cho giao thức và thanh toán một khoản phí. Trong trường hợp thanh lý để trả nợ, Maker Protocol sẽ lấy ra và bán tài sản thế chấp bằng cơ chế đấu giá nội bộ dựa trên thị trường.
Do thiết kế của DAI nên không bên nào trong mạng có thể thay đổi nguồn cung của loại tiền này. Thay vào đó, DAI được duy trì thông qua một hệ thống hợp đồng thông minh với thiết kế cho phép phản ứng linh động trước những thay đổi về giá thị trường của tài sản trong hợp đồng.
Để nhận cập nhật thường xuyên hơn từ dự án này, bạn có thể đánh dấu blog Medium chính thức của họ. Blog này bao gồm các bí quyết và hướng dẫn về mạng này và công nghệ đang phát triển của họ.
Ai đã tạo ra Dai?
Do Rune Christensen thành lập vào năm 2014, Maker Foundation đã tạo ra Maker Protocol, một dự án mã nguồn mở có mục tiêu là vận hành một hệ thống tín dụng cho phép người dùng vay tiền bằng tài sản thế chấp là tiền điện tử.
DAI chính thức ra mắt trên Maker Protocol vào năm 2017 với tư cách phương tiện cung cấp tài sản cho vay không biến động cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Sau cùng, Maker Foundation đã nhượng lại quyền kiểm soát phần mềm cho MakerDAO, tổ chức tự trị phi tập trung hiện đang quản lý Protocol này.
Dai hoạt động như thế nào?
DAI là tài sản mã hóa được bảo lãnh bằng các loại tiền điện tử khác.
Nếu người dùng muốn sở hữu DAI, họ có thể chi ETH để số DAI tương đương với số đô la bỏ ra trên sàn giao dịch hoặc thế chấp ETH và các tài sản khác bằng Maker Protocol.
Với phương pháp thứ hai, những người dùng không muốn bán ETH vẫn có thể sở hữu DAI.
Vị thế nợ có thế chấp
Vị thế nợ có thế chấp (CDP) là các hợp đồng thông minh trên Maker Protocol. Người dùng có thể tận dụng giao thức này để khóa tài sản thế chấp của họ (ví dụ: ETH hoặc BAT) và tạo DAI.
CDP có thể được xem như một kho an toàn để lưu trữ tài sản thế chấp nói trên. Để bù đắp mức biến động của loại tiền điện tử được thế chấp, DAI thường được thế chấp thừa, nghĩa là số tiền ký thác thường cao hơn giá trị của DAI.
Ví dụ: Người dùng phải trả 200 đô la bằng ETH để nhận được số DAI trị giá 100 đô la để bù đắp cho việc ETH có thể giảm giá trị. Kết quả là nếu ETH giảm 25%, giá trị 100 đô la của DAI sẽ vẫn được thế chấp an toàn bằng số ETH tương đương 150 đô la.
Để khôi phục ETH đã cất giữ, người dùng phải trả lại số DAI và trả một khoản phí ổn định.
Tại sao DAI có giá trị?
Các stablecoin như DAI có thể cung cấp cho nhà giao dịch một công cụ hiệu quả để tránh mức biến động đôi khi rất mạnh của nhiều loại tiền điện tử có giá do thị trường mở quyết định.
Ví dụ: Bằng cách chuyển giá trị sang DAI, nhà giao dịch có thể giảm rủi ro gặp phải tình trạng giá Bitcoin hoặc Litecoin giảm đột ngột. Tuy nhiên, điều này đi có thể đi kèm cái giá là mất cơ hội hưởng lợi từ việc giá trị tăng bất ngờ.
Một lợi thế khác của DAI là khả năng loại bỏ chi phí giao dịch và trì hoãn việc thực hiện giao dịch bất lợi trong thị trường mã hóa khi sử dụng các loại tiền tệ chính phủ truyền thống. Việc này có thể cần chuyển tiền giữa các ngân hàng, làm chậm trễ thời điểm thực hiện tối ưu.
DAI cũng cho phép người dùng tiếp cận các khoản vay theo cách có thể mang lại lợi thế so với những lựa chọn hiện có. Thông thường, tình trạng tín dụng của người dùng sẽ do một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính đánh giá. Còn người dùng DAI có thể chỉ cần chi ra ether để nhận được DAI.
Khi quyết định trả lại khoản vay, họ chỉ cần trả một khoản phí bổ sung nhỏ.
Hướng dẫn về tiền điện tử của Kraken
Bitcoin là gì? (BTC)
Ethereum là gì? (ETH)
Ripple là gì? (XRP)
Bitcoin Cash là gì? (BCH)
Litecoin là gì? (LTC)
Chainlink là gì? (LINK)
EOSIO là gì? (EOS)
Stellar là gì? (XLM)
Cardano là gì? (ADA)
Monero là gì? (XMR)
Tron là gì? (TRX)
Dash là gì? (DASH)
Ethereum Classic là gì? (ETC)
Zcash là gì? (ZEC)
Basic Attention Token là gì? (BAT)
Algorand là gì? (ALGO)
Icon là gì? (ICX)
Waves là gì? (WAVES)
OmiseGo là gì? (OMG)
Gnosis là gì? (GNO)
Melon là gì? (MLN)
Nano là gì? (NANO)
Dogecoin là gì? (DOGE)
Tether là gì? (USDT)
Dai là gì? (DAI)
Siacoin là gì? (SC)
Lisk là gì? (LSK)
Tezos là gì? (XTZ)
Cosmos là gì? (ATOM)
Augur là gì? (REP)
Tại sao nên sử dụng DAI?
Người dùng có thể quan tâm đến việc mua DAI vì loại tiền này vừa mang lại lợi ích về hiệu quả và tính minh bạch của tiền điện tử, lại vừa có khả năng bảo vệ họ khỏi biến động giá.
Giống như nhiều loại tiền điện tử khác, DAI không có biên giới, có thể lập trình và dễ chuyển. Ngoài ra, loại tiền này có một điểm cộng là mang lại mức giá ổn định.
Người dùng Kraken có thể nhanh chóng chuyển DAI vào tài khoản của mình và giao dịch DAI với các loại tiền điện tử khác.
Kraken