Kraken

Ripple là gì? (XRP)

Hướng dẫn cho người mới bắt đầu


Ra mắt vào năm 2013, XRP hướng đến mục tiêu bổ sung cho giao dịch thanh toán truyền thống, chuyển giao dịch xảy ra ngày nay giữa những cơ sở dữ liệu do các tổ chức tài chính kiểm soát sang một cơ sở hạ tầng mở hơn.

Là một trong những loại tiền điện tử đầy tham vọng ra mắt sau Bitcoin, XRP đáng chú ý vì có thiết kế liên tục gây tranh luận về cách xây dựng cấu trúc của blockchain và những ứng dụng mà chúng nên cố gắng giải quyết. 

Đó là bởi vì XRP Ledger đã mang đến một cách thức mới để vận hành hệ thống hồ sơ và giao dịch của blockchain. Những người ủng hộ cho rằng cách thức này phù hợp hơn với các pháp nhân chịu quản lý phải tuân thủ luật pháp chặt chẽ về việc chuyển tiền. 

Nếu như Bitcoin cho phép mọi người đóng góp sức mạnh điện toán để xác thực giao dịch và bảo vệ phần mềm thì XRP Ledger chỉ cung cấp sức mạnh này cho những người tham gia được phê duyệt.

Nút không kiếm được XRP từ việc duy trì đúng phiên bản lịch sử của sổ cái nên tất cả 100 tỷ XRP hiện tại đều được tạo ra và phân phối cho các cá nhân và công ty (cũng như công chúng) khi ra mắt qua hình thức quà tặng và trao tặng trực tuyến. 

Nếu những quyết định thiết kế này không ngừng gây tranh cãi, thì một số nội dung trong chiến lược thâm nhập thị trường của dự án này cũng vậy. Chiến lược này dựa trên cơ sở tạo ra một công ty vì lợi nhuận, thay vì công ty phi lợi nhuận (một mô hình mà sau này đã trở thành tiêu chuẩn). 

Hiện tại, công ty tên là Ripple này đang có chức năng quản lý chính trong việc cung cấp tài chính và phát triển XRP Ledger, cũng như có đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và kinh tế kỹ thuật số của đồng tiền này.

what is ripple xrp


Ripple và XRP khác nhau ở điểm nào?

Hiện nay, Ripple là một công ty, XRP Ledger là một phần mềm và XRP là một loại tiền điện tử. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy.

Cả XRP Ledger (phần mềm cho phép sử dụng tiền điện tử XRP) và Ripple (công ty được thành lập để quảng bá và phát triển XRP) đều đã trải qua một chuỗi những lần tái cấu trúc thương hiệu trong nhiều năm để thích ứng với sự thay đổi của động lực thị trường.

Ví dụ, Ripple được thành lập vào tháng 9 năm 2012 với tên gọi OpenCoin. Sau đó, công ty khởi nghiệp này đã đổi tên thành Ripple Labs vào năm 2013, trước khi quyết định chọn tên gọi Ripple vào cuối năm 2015.

Tương tự, XRP Ledger từng được gọi là hệ thống thanh toán mở Ripple, mạng Ripple và Sổ cái đồng thuận Ripple (RCL), trước khi đổi tên thành XRP Ledger.

Ngược lại, XRP luôn có ký hiệu chứng khoán là XRP dù những đơn vị tiền điện tử này thường được gọi là “ripple” hoặc “ripple credit” vào giai đoạn đầu của dự án.

Giá XRP

“Ai đã tạo ra XRP? ”


Không giống như các loại tiền điện tử khác, XRP không có cá nhân nào là người tạo hoặc nhân vật sáng lập nổi bật. 

Tuy nhiên, có một số cá nhân tham gia vào quá trình khởi động công nghệ và các tổ chức kinh doanh liên quan. 

Nhóm này gồm có những người sáng lập OpenCoin (hiện nay gọi là Ripple), chuyên gia công nghệ Jed McCaleb (người sáng lập Mt GOX – sàn giao dịch bitcoin thành công đầu tiên – và Stellar – phần mềm hỗ trợ tiền điện tử XLM) và Chris Larsen (người sáng lập công ty các công ty công nghệ tài chính là E-LOAN và Prosper).

McCaleb được ghi nhận là người sáng tạo ra thiết kế kỹ thuật mới mẻ của XRP Ledger.

Những người đóng góp đáng chú ý khác cho công nghệ của XRP bao gồm:

  • Stefan Thomas, người đóng góp cho phần mềm Bitcoin Core và cựu CTO của Ripple

  • David Schwartz, đồng tác giả của sách trắng ban đầu về Ripple và CTO hiện tại của Ripple

  • Arthur Britto, đồng tác giả của sách trắng ban đầu về Ripple.


Ripple sử dụng XRP như thế nào?

Dù Ripple và XRP được tạo ra cùng thời điểm, nhưng công ty Ripple có tham vọng vượt xa hơn XRP.

Tính đến năm 2019, Ripple chỉ có một sản phẩm mặc định sử dụng tiền điện tử XRP là giải pháp thanh khoản xRapid. Các sản phẩm Ripple cũ khác, trong đó có xVia và xCurrent (tập trung vào hoạt động gửi tiền và xử lý thanh toán), không yêu cầu sử dụng XRP, nhưng có thể kết nối với XRP Ledger.

Tuy nhiên, vào năm 2020, Ripple đã hợp nhất cả ba sản phẩm này thành một sản phẩm chung có tên là RippleNet để cung cấp một dịch vụ duy nhất cho 300 công ty tài chính mà họ đã hợp tác tính đến thời điểm đó. 

Với RippleNet, các công ty này có thể tiếp cận thứ Ripple gọi là “khả năng thanh khoản theo yêu cầu”. Họ có thể nạp tiền vào các tài khoản nước ngoài bằng cách bán XRP để lấy tiền mặt trên sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số và quy đổi những khoản tiền này thành đơn vị tiền tệ mong muốn trên sàn giao dịch tài sản kỹ thuật số.

Ripple cũng liên kết với một hoạt động riêng biệt có tên là Interledger Protocol (Giao thức liên sổ cái). Đây là phần mềm nhằm tạo điều kiện cho các giao dịch giữa tiền điện tử và sổ cái ngân hàng. Là chương trình nguồn mở, Interledger Protocol không yêu cầu XRP mặc dù có thể kết nối với XRP Ledger. 

Công ty này đã kiên trì với mục tiêu là một ngày nào đó tất cả các công cụ của họ, trong đó có XRP, sẽ tiếp sức cho “Internet giá trị”. Tại đó, các loại tiền tệ của chính phủ, tài sản truyền thống và tiền điện tử có thể được giao dịch tự do và dễ dàng trên toàn cầu.

Sổ cái XRP hoạt động như thế nào?


XRP Ledger không phải là một nhánh của blockchain Bitcoin (BTC), nghĩa là phần mềm này không sử dụng mã của BTC. Tuy nhiên, XRP Ledger đã tận dụng một số khía cạnh trong thiết kế của Bitcoin. 

Giống như Bitcoin, XRP Ledger cho phép người dùng gửi và nhận tiền điện tử bằng mã hóa khóa công khai và khóa riêng. Người dùng cần có chữ ký số để chuyển tiền giữa các địa chỉ.

Tuy nhiên, XRP Ledger không sử dụng công nghệ đào, cũng như không yêu cầu phần cứng điện toán chuyên dụng để bảo vệ sổ cái và xác thực giao dịch. Thay vào đó, XRP Ledger cho phép máy chủ gửi giao dịch để mạng của XRP xem xét. 

Chỉ những giao dịch được các “nút duy nhất” (những máy chủ được cấp quyền duy trì “danh sách nút duy nhất”) xác thực mới có thể tạo ra quyết định đồng thuận trên mạng về việc giao dịch nào là hợp lệ. 

Nhờ sử dụng thiết kế đáng tin cậy hơn này, nút XRP có thể nhanh chóng xác thực giao dịch nếu ít nhất 80% người tham gia cho rằng giao dịch đó hợp lệ, theo các quy tắc của phần mềm.


Tại sao XRP có giá trị?

Phần mềm của XRP Ledger duy trì giới hạn số lượng tiền điện tử XRP có thể được tạo với tổng là 100 tỷ XRP. 

Trong đó, ban đầu Ripple đã tặng 55 tỷ cho người dùng trên diễn đàn thông qua các chương trình tặng quà. Số XRP còn lại được công ty ủy thác làm nguồn vốn cho hoạt động phát triển công nghệ.

Mặc dù XRP Ledger không yêu cầu “phí giao dịch” nhưng lại quy định rằng người gửi phải đồng ý hủy bỏ một lượng nhỏ XRP. Số tiền này sẽ được khấu trừ khỏi tổng nguồn cung tiền. 

Tuy nhiên, yêu cầu này không tạo ra động lực tăng lớn đối với hoạt động giá. Theo trang web XRP: “Với tốc độ phá hủy hiện tại, sẽ cần ít nhất 70.000 năm để hủy toàn bộ XRP.”

Ngoài những thông báo công khai, vẫn còn có những cáo buộc cho rằng các nhà cung cấp dữ liệu hiện tại không có cả hồ sơ đầy đủ về nguồn cung của XRP lẫn thông tin chuyên sâu rõ ràng về cách thị trường của loại tiền này hoạt động. 

Tranh luận mở đầu là Ripple đóng vai trò nhà tạo lập thị trường chính cho nền kinh tế XRP, bán tiền điện tử để giúp trả chi phí bảo trì công nghệ của XRP Ledger. 

Kể từ năm 2017, Ripple đã cất riêng một số tiền trong hệ thống ủy thác dựa trên XRP Ledger. Từ đây, số tiền này được giải ngân hàng tháng.


Tại sao nên sử dụng XRP?

Cho đến nay, các ngân hàng và tổ chức tài chính đã thử nghiệm cả công nghệ của Ripple và XRP Ledger chủ yếu với vai trò giải pháp thay thế cho các khoản thanh toán chéo tiền tệ và thanh toán quốc tế. Đây là những lĩnh vực còn tồn tại nhiều cản trở giữa các bên trung gian.  

Khách hàng đáng chú nhất hiện nay của Ripple là MoneyGram. Công ty này đã bắt đầu sử dụng RippleNet vào năm 2019.

Tiến triển này với các tổ chức tài chính dẫn đến suy đoán rằng XRP Ledger có thể sẽ trở thành một phương án thay thế phân tán cho SWIFT, nền tảng giao tiếp tài chính mà các ngân hàng dùng để chuyển tiền và nhắn tin.

Các nhà đầu tư tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến XRP và lộ trình tham vọng của công ty này. Họ coi đây như công cụ phòng hộ rủi ro nếu các tổ chức tài chính bị kiểm soát không hoặc không thể sử dụng bitcoin hay các loại tiền điện tử khác trong giao dịch thanh toán truyền thống hoặc để cải thiện hoạt động chuyển phí giao dịch.

Một số người dùng internet cũng chuyển sang sử dụng XRP để thanh toán các khoản tiêu dùng nhỏ trong những trường hợp sử dụng thông thường như thưởng tiền boa. 

Bắt đầu ngay


Bây giờ bạn đã biết XRP là gì, hãy tìm hiểu cách mua XRP ở đây hoặc nhấn vào nút bên dưới để mua hàng.