Ví nhiều tài sản thế chấp là gì và hoạt động như thế nào?
Ví nhiều tài sản thế chấp cho phép nhà giao dịch nạp nhiều loại tài sản tiền điện tử khác nhau, như BTC và ETH, để sử dụng làm nguồn tài sản thế chấp hợp nhất, mà không cần phải chuyển đổi sang đồng tiền cơ sở hoặc định giá như USD. Tính linh hoạt này giúp nhà giao dịch sử dụng liền mạch tiền điện tử làm tài sản thế chấp để giao dịch đòn bẩy, tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn của danh mục đầu tư tài sản đa dạng.
Ví hoạt động bằng cách tính tổng giá trị USD của các tài sản nắm giữ khác nhau để làm tài sản thế chấp nhằm mở và duy trì vị thế. Trong tất cả trường hợp sử dụng tài sản không phải USD làm tài sản thế chấp, có thể áp dụng haircut và phí chuyển đổi.
Triển khai sử dụng tiền điện tử làm tài sản thế chấp để ký quỹ theo cách này có cả ưu và nhược điểm mà bạn cần cân nhắc.
Hướng dẫn về ví nhiều tài sản thế chấp 🔍
Ví nhiều tài sản thế chấp giúp nhà giao dịch sử dụng nhiều loại tài sản khác nhau làm tài sản thế chấp khi giao dịch đòn bẩy. Ví dụ, thay vì chỉ sử dụng Bitcoin (BTC) hay USDT (Tether) để giao dịch các sản phẩm phái sinh BTC/USDT, nhà giao dịch có thể thích sử dụng kết hợp các tài sản như Ethereum (ETH), Solana (SOL) hoặc Pepe (PEPE) và ví nhiều tài sản thế chấp đáp ứng nhu cầu này.
Tổng quan về tài sản thế chấp trong giao dịch sản phẩm phái sinh 👀
Trong giao dịch sản phẩm phái sinh tiền điện tử, tài sản thế chấp là tài sản mà nhà giao dịch cam kết mở và duy trì vị thế. Điều này tương tự như bên vay thế chấp tài sản trước khi vay vốn, mặc dù giao dịch đòn bẩy không thực sự liên quan đến việc vay mượn. Thay vào đó, giá trị của tài sản thế chấp được khuếch đại, giúp bạn mở vị thế lớn hơn so với khả năng vốn có. Điều này làm cả lãi và lỗ của bạn cũng được khuếch đại, phụ thuộc vào biến động giá của tài sản cơ sở.
Ví nhiều tài sản thế chấp trong giao dịch tiền điện tử là gì? 📚
Ví nhiều tài sản thế chấp giúp nhà giao dịch sử dụng nhiều loại tài sản kỹ thuật số khác nhau và đôi khi sử dụng tiền pháp định làm tài sản thế chấp thay vì giới hạn sử dụng chỉ một tài sản như USDT. Tại Kraken, nhà giao dịch có thể sử dụng nhiều tài sản phổ biến như tiền điện tử, stablecoin và tiền pháp định làm tài sản thế chấp.
Bài viết này cung cấp danh sách đầy đủ cũng như thông tin chi tiết về haircut và phí chuyển đổi áp dụng.
"Haircut" là mức giảm đệm tạm thời về giá trị có thể sử dụng của tài sản thế chấp khi được sử dụng làm tiền ký quỹ. Về cơ bản, nếu bạn muốn sử dụng tài sản tiền điện tử làm tài sản thế chấp, một phần nhỏ giá trị tài sản sẽ được giữ lại và không thể sử dụng để ký quỹ–dù điều này không ảnh hưởng đến giá trị thực tế của tài sản hay phải chịu bất kỳ khoản phí nào. “Haircut” cũng áp dụng cho mức lãi/lỗ chưa được thực hiện và khoản nạp/rút, giúp duy trì ký quỹ an toàn trong hệ thống giao dịch.
Mức haircut áp dụng cho khoản ký quỹ không phải USD sẽ thay đổi đáng kể nhưng chủ yếu phụ thuộc vào biến động ngụ ý của mỗi tài sản. Nếu bạn sử dụng tài sản biến động làm tài sản thế chấp, khả năng giá tăng đột biến và dẫn đến thanh lý sẽ cao hơn nhiều. Do đó, để giảm khả năng xảy ra tình huống này, haircut sẽ giảm mức ký quỹ được phép và từ đó, giảm quy mô vị thế mà bạn được phép mở.
Bạn có thể kỳ vọng một mức haircut thấp hơn nhiều khi sử dụng Bitcoin làm tài sản thế chấp (~3% tại Kraken) so với các tài sản có biến động mạnh hơn như Avalanche (AVAX), (~7.5% tại Kraken). Khi sử dụng đô la Mỹ làm tiền ký quỹ, bạn sẽ không phải chịu bất kỳ phí chuyển đổi hay haircut nào.
Sau đây là minh họa cách áp dụng haircut: nếu bạn nạp một Bitcoin vào Kraken Wallet của mình và Bitcoin đang giao dịch ở mức 10.000 đô la thì giá trị tài sản thế chấp có thể là 9.700 đô la. Giá trị này được tính bằng cách nhân giá trị danh nghĩa (10.000 đô la) với trọng số tài sản thế chấp (0,97, sau khi đã áp dụng haircut 3%).
Mục đích và tính linh hoạt cho nhà giao dịch ✅
Tại sao nhà giao dịch muốn sử dụng danh mục đầu tư tiền điện tử làm tài sản thế chấp? Một số nhà giao dịch có thể không muốn chuyển đổi tất cả tài sản sang USDT để giao dịch sản phẩm phái sinh.
Giả sử bạn sở hữu danh mục đầu tư chỉ có BTC và ETH nhưng muốn giao dịch có đòn bẩy. Tuy nhiên, bạn chưa sẵn sàng chuyển những đổi tài sản này vì chúng là vị thế đầu tư dài hạn "không đụng đến". Nếu thị trường phục hồi sau khi chuyển đổi những tài sản này, bạn có thể đối mặt với nguy cơ bỏ lỡ mọi cơ hội tăng giá tiềm năng.
Với ví nhiều tài sản thế chấp, bạn có thể sử dụng tài sản từ danh mục đầu tư lớn hơn làm tài sản thế chấp mà không cần phải chuyển đổi. Tính linh hoạt này và tiềm năng tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn có thể thu hút các nhà giao dịch.
Cách hoạt động của ví nhiều tài sản thế chấp 🧐
Hãy cùng phân tích từng bước cách sử dụng ví nhiều tài sản thế chấp.
1: Kiểm tra tài sản nào có thể sử dụng làm tài sản thế chấp trên nền tảng đề cập và các mức haircut và phí liên quan.
2: Quyết định tài sản hiện hành nào bạn muốn sử dụng, sau đó nạp tiền điện tử này vào ví nhiều tài sản thế chấp (quá trình này có thể bao gồm quá trình nạp rồi chuyển tiền).
3: Xác định giao dịch bạn muốn thực hiện, xem xét quy mô vị thế, ký quỹ ban đầu và giá thanh khoản liên quan đến tài sản thế chấp. Bạn cũng cần xem xét các yếu tố sau:
Trong một số trường hợp, khi cần chuyển đổi tài sản được thế chấp không phải USD, phí chuyển đổi sẽ được áp dụng. Danh sách sau xác định tất cả trường hợp liên quan tại Kraken:
- Hoạt động lợi nhuận và nạp/rút được thực hiện khi loại tiền tệ lợi nhuận không phải USD
- Khoản lỗ được thực hiện không được đảm bảo bằng USD
- Khoản thanh toán phí giao dịch không được đảm bảo bằng USD
- Khoản thanh toán lãi xuất không được đảm bảo bằng USD
- Khoản thanh toán nạp/rút vĩnh viễn không được đảm bảo bằng USD
- Đã đạt đến ngưỡng chuyển đổi tự động
Bước 4: Giờ đây ví nhiều tài sản thế chấp đã được nạp và bạn đã quen với tất cả khoản phí đi kèm, bạn đã sẵn sàng để vào vị thế.
Khi vị thế đang hoạt động, hãy chú ý giám sát giá trị tài sản bạn đã thế chấp để đảm bảo bạn có đủ ký quỹ duy trì vị thế mở của mình.
Nếu bạn đang sử dụng BTC làm tài sản thế chấp và có mở một vị thế sử dụng phần lớn khoản ký quỹ có sẵn thì biến động khiến BTC giảm giá mạnh có thể dẫn đến việc thanh khoản. Đảm bảo bạn có đủ tài sản thế chấp để hỗ trợ mức ký quỹ duy trì (hoạt động như vùng đệm thanh khoản) và mọi lệnh cắt lỗ luôn ở mức an toàn trên giá thanh khoản của bạn.
Kiểm tra biến động dự kiến của tài sản thế chấp và xem liệu biến động này có thể buộc phải đóng các vị thế mở không. Khi sử dụng chỉ báo phạm vi thực trung bình, bạn có thể đo mức biến động trung bình của một tài sản trong một thời gian nhất định. Hoạt động này sẽ giúp đánh giá tác động của mọi biến động giảm giá tiềm ẩn đối với tài sản thế chấp và sẽ giúp giảm nguy cơ thanh khoản khi kết hợp với hoạt động quản lý rủi ro tốt .
Thiết lập cảnh báo kích hoạt khi tài sản giảm giá theo một tỷ lệ phần trăm nhất định cũng có thể hữu ích cho một số nhà giao dịch ở đây và sẽ cho phép các nhà giao dịch này kiểm tra và mọi đánh giá tác động lên mức ký quỹ của bạn.
Những điều cần lưu ý khi giao dịch bằng ví nhiều tài sản thế chấp 📝
Khi bắt đầu giao dịch, bạn cần cân nhắc một số điều quan trọng:
Lưu ý và theo dõi giá trị tài sản bằng USD tương đương.
Ví nhiều tài sản thế chấp thường hiển thị giá trị của toàn bộ tài sản thế chấp bằng tổng USD tương đương. Nghĩa là nếu bạn nạp ETH trị giá 1.000 đô la và BTC trị giá 1.000 đô la thì giá trị USD hiển thị trong ví của bạn sẽ là 2.000 đô la. Tất nhiên, con số này sẽ biến động với giá trị tài sản thế chấp của bạn. Khả năng xem giá trị USD theo thời gian thực rất hữu ích vì khả năng này sẽ giúp bạn đánh giá nhanh giá trị tài sản thế chấp và ảnh hưởng đến mức ký quỹ duy trì.
Quyết định xem bạn muốn sử dụng ký quỹ chéo hay ký quỹ riêng biệt .
Cách bạn triển khai ký quỹ là yếu tố quan trọng cần cân nhắc và sẽ tác động đến việc quản lý rủi ro. Có hai thiết lập ký quỹ khác cần lưu ý: ký quỹ chéo và ký quỹ riêng biệt, mỗi thiết lập có ưu và nhược điểm riêng.
Ký quỹ chéo cho phép nhà giao dịch sử dụng toàn bộ tài sản thế chấp làm một pool ký quỹ duy nhất. Nghĩa là khi bạn vào vị thế, giá thanh khoản sẽ được xác định bằng cách tính đến toàn bộ tài sản thế chấp của bạn. Do đó, khi sử dụng ký quỹ chéo, toàn bộ tài sản thế chấp đều có thể gặp rủi ro. Nếu giá trị toàn bộ tài sản trong ví nhiều tài sản thế chấp là 2.000 đô la thì khi ký quỹ chéo, toàn bộ giá trị này sẽ được sử dụng để mở và duy trì giao dịch sau khi mọi haircut.
Dù ký quỹ chéo giúp sử dụng vốn hiệu quả hơn và có thể ngăn chặn vị thế khỏi bị thanh lý, nhưng xin lưu ý rằng bạn sẽ mất toàn bộ vốn nếu đạt đến giá thanh khoản. Hơn nữa, thanh lý một vị thế có thể tạo hiệu ứng domino, ảnh hưởng đến khoản ký quỹ đang hỗ trợ các vị thế khác. Ký quỹ chéo có thể phù hợp với nhà giao dịch thích có nhiều vị thế mở cùng lúc và tận dụng tốt toàn bộ vốn có sẵn. Vì mức rủi ro sẽ cao hơn khi sử dụng ký quỹ chéo nên nhà giao dịch mới vào nghề có thể chọn sử dụng ký quỹ riêng biệt.
Ký quỹ riêng biệt sử dụng pool ký quỹ tách biệt cho từng vị thế, nghĩa là việc thanh lý một vị thế sẽ không thể ảnh hưởng đến các vị thế khác. Do đó, nếu bạn mở một vị thế cần ký quỹ 200 đô la và vị thế này bị thanh khoản thì chỉ 200 đô la trong tài khoản gặp rủi ro. Nền tảng giao dịch của bạn không thể sử dụng vốn đang lưu hành để duy trì vị thế. Ký quỹ riêng biệt có thể phù hợp hơn với nhà giao dịch đang thực hiện giao dịch có định hướng duy nhất.
Lợi ích của ký quỹ riêng biệt là bạn có thể giới hạn rủi ro với mỗi vị thế vì mỗi khoản giao dịch sẽ chỉ sử dụng một lượng tài sản thế chấp cố định. Cách sử dụng tài sản thế chấp kém hiệu quả hơn này có thể giúp bạn tránh mất toàn bộ số dư nhưng lại làm giá thanh khoản cho mỗi vị thế nằm gần mức vào lệnh hơn. Do đó, nhà giao dịch cần suy nghĩ cẩn thận về thiết lập phù hợp nhất, dựa trên chiến lược và khả năng chấp nhận rủi ro.
Ưu và nhược điểm của ví nhiều tài sản thế chấp 📍
Bây giờ, chúng ta đã tìm hiểu cách sử dụng ví nhiều tài sản thế chấp, hãy cùng xem xét ưu và nhược điểm khi dùng danh mục đầu tư tiền điện tử làm tài sản thế chấp:
Ưu điểm:
- Ví nhiều tài sản thế chấp mang lại tính linh hoạt cao, cho phép nhà giao dịch sản phẩm phái sinh nạp nhiều loại tài sản khác nhau vào một ví, sau đó có thể kết hợp làm một nguồn tài sản thế chấp hợp nhất.
- Loại ví này cũng giúp nhà giao dịch tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn bằng cách thế chấp tiền điện tử để tiếp xúc với giao dịch bán hoặc mua đối với các tài sản khác mà nhà giao dịch lẽ ra không có khả năng tiếp cận.
- Việc duy trì tiếp xúc với danh mục đầu tư sẽ loại bỏ chi phí cơ hội tiềm ẩn phát sinh khi thanh lý danh mục đầu tư thành stablecoin.
- Ký quỹ chéo giúp tăng cường hiệu quả sử dụng theo hai cách: a) Tận dụng toàn bộ tài sản thế chấp làm tiền ký quỹ và b) Sử dụng lợi nhuận chưa được thực hiện từ các vị thế mở làm ký quỹ cho vị thế mới.
- Xóa bỏ nhu cầu sử dụng đồng tiền cơ sở/định giá (như USD) và giảm thiểu trở ngại hoạt động khi sử dụng tài sản tiền điện tử cho mục đích ký quỹ.
- Khả năng theo dõi giá trị tài sản bằng USD tương đương giúp nhà giao dịch dễ dàng giám sát biến động giá và mọi tác động tiềm ẩn lên yêu cầu ký quỹ.
Nhược điểm:
- Thế chấp tài sản tiền điện tử có thể dẫn đến rủi ro tiền tệ. Khi sử dụng stablecoin làm tài sản thế chấp, biến số duy nhất có thể ảnh hưởng đến khoản ký quỹ là vốn chủ sở hữu và mọi khoản lãi và lỗ chưa thực hiện. Stablecoin rất khó bị mất giá khi bạn đang giao dịch. Khoản ký quỹ bao gồm cả tài sản tiền điện tử biến động sẽ làm tăng rủi ro xói mòn vùng đệm thanh lý do giá trị của những tài sản này biến động.
- Haircut nghĩa là bạn không thể sử dụng 100% giá trị USD danh nghĩa của khoản nạp làm tiền ký quỹ, từ đó tác động đến quy mô vị thế bạn có thể mở.
- Trong khi ví nhiều tài sản thế chấp cho phép nhà giao dịch sử dụng nhiều loại tài sản khác nhau làm tài sản thế chấp, phí chuyển đổi sẽ làm tăng tổng chi phí kinh doanh. Không áp dụng các phí tương tự khi sử dụng USD làm tài sản thế chấp.
Kết luận
Ví nhiều tài sản thế chấp tăng tính linh hoạt và hiệu quả sử dụng vốn cho nhà giao dịch muốn sử dụng tài sản từ danh mục đầu tư làm tài sản thế chấp. Lợi ích chính là khả năng sử dụng một hoặc nhiều tài sản tiền điện tử làm tài sản thế chấp trong một ví mà không cần chuyển đổi tài sản đó sang USD. Bất kể mức phí tăng cao, haircut và rủi ro tiền tệ tiềm ẩn, việc theo dõi cẩn thận mọi vị thế mở có thể giúp giảm thiểu tác động của những yếu tố này.
Những tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung và không phải là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị hoặc chào mời mua, bán, staking hoặc nắm giữ bất kỳ loại tiền điện tử nào hoặc tham gia vào bất kỳ chiến lược giao dịch cụ thể nào. Kraken không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc đảm bảo nào, dù là rõ ràng hay ngụ ý, về tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, phù hợp hoặc hợp lệ của bất kỳ thông tin nào như vậy và sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ lỗi, thiếu sót hoặc chậm trễ nào trong thông tin này hoặc bất kỳ mất mát, thương tích hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc hiển thị hoặc sử dụng thông tin này. Kraken không và sẽ không tìm cách tăng hoặc giảm giá của bất kỳ tài sản tiền điện tử cụ thể nào mà mình cung cấp. Một số sản phẩm và thị trường tiền điện tử sẽ không được kiểm soát và bạn có thể không được bảo vệ bởi các chương trình bồi thường của chính phủ và/hoặc chương trình bảo vệ theo quy định. Bản chất không thể đoán trước của thị trường tiền điện tử có thể khiến bạn bị mất tiền. Bạn có thể phải trả thuế trên bất kỳ khoản hoàn trả nào và/hoặc đối với bất kỳ sự gia tăng nào về giá trị của tài sản tiền điện tử của mình và bạn nên tìm kiếm lời khuyên độc lập về tình hình thuế của mình. Có thể áp dụng hạn chế về mặt địa lý. Giao dịch hợp đồng tương lai, các công cụ phái sinh và các công cụ khác sử dụng đòn bẩy liên quan đến một yếu tố rủi ro và có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Hãy đọc nội dung công bố về rủi ro của Kraken Futures để tìm hiểu thêm.